Tóc yếu dễ rụng là điều không ai mong muốn. Không chỉ với nữ giới mà với nam giới, một mái tóc đẹp, chắc khỏe cũng rất quan trọng. Việc tóc rụng nhiều, liên tục trong một khoảng thời gian có thể gây ra tình trạng hói, mất thẩm mỹ và thiếu tự tin cho nam giới. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tất cả các thắc mắc của người đọc về: biểu hiện, nguyên nhân cũng như cách khắc phục tình trạng tóc yếu dễ rụng ở nam giới.
1. Các kiểu tóc yếu dễ rụng ở nam giới
Tình trạng tóc yếu dễ rụng ở mỗi người là khác nhau. Hầu hết nam giới sẽ bị thưa tóc từ 50, nhưng trong một số trường hợp, nam giới có thể bị rụng tóc từ năm 20 tuổi. Dưới đây là 3 kiểu rụng tóc điển hình hay gặp ở nam giới.
1.1. Tóc rụng kiểu chữ M
Rụng tóc chữ M hay còn gọi là rụng tóc thái dương là tình trạng tóc rụng nhiều ở 2 bên thái dương nhưng phần sau gáy và 2 bên tai tóc vẫn mọc bình thường, tạo hình dáng tóc chữ M. Lâu dài, tóc rụng lan ra, để lại vùng trán bóng nhẵn.
1.2. Tóc rụng kiểu chữ U
Rụng tóc kiểu chữ U hay còn gọi là rụng tóc đỉnh đầu. Tóc rụng bắt đầu từ phần giữa trán và lan xuống phía sau gáy nhưng tóc 2 bên tai vẫn mọc bình thường, tạo thành hình chữ U. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, tóc sẽ rụng nhiều, để lại một mảng hói lớn trên đỉnh đầu.
1.3. Tóc rụng kiểu chữ O
Rụng tóc kiểu chữ O hay còn gọi là rụng tóc từng mảng. Kiểu rụng tóc này thì ít gặp hơn. Khi này, tóc sẽ rụng thành từng mảng hình tròn, xuất hiện trên đỉnh đầu và lan dần ra khắp da đầu.

2. Nguyên nhân khiến tóc yếu dễ rụng ở nam giới
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tóc yếu dễ gãy rụng ở nam giới. Dưới đây là một vài nguyên nhân chính gây ra tình trạng rụng tóc, hói ở nam giới.
2.1. Di truyền
Tình trạng rụng tóc do di truyền có tên khoa học là Androgenetic Alopecia là bệnh lý xuất hiện nhiều ở nam giới và là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng hói ở nam giới. Các nghiên cứu đã chỉ ra: nam giới có cha bị hói đầu sẽ dễ bị hói gấp 5 lần so với nhóm người còn lại.
2.2. Suy giảm nội tiết tố Testosterone
Khi hormone Testosterone bị suy giảm, có thể do bị chuyển đổi thành Dihydrotestosterone (DHT). Tình trạng này là do sự gia tăng men 5-alpha-reductase. Khi DHT tăng cao, sẽ bám dính vào các thụ thể Androgen tại nang tóc, tạo phức hợp kích hoạt biểu lộ gen. Gây tình trạng nang tóc nhỏ hơn và rút ngắn giai đoạn Anagen của tóc.
2.3. Căng thẳng kéo dài
Không chỉ nữ giới mà khi nam giới khi bị căng thẳng thì cơ thể sẽ sinh ra một số hormone ức chế hoạt động của các chất kích thích mọc tóc. Quá trình này khiến tóc mọc chậm lại, tóc yếu dễ rụng nhiều hơn.

2.4. Tóc yếu dễ rụng ở nam giới do tác dụng phụ của thuốc
Nếu bạn đang sử dụng một số thuốc chữa bệnh: trầm cảm, ung thư, thuốc chống đông máu,… mà thấy mình bị rụng nhiều tóc thì đó có thể do tác dụng phụ của thuốc mang lại. Tình trạng này sẽ được cải thiện khi ngừng sử dụng thuốc.
2.5. Nấm da đầu
Một nguyên nhân khác khiến nam giới dễ bị rụng tóc là nấm da đầu. Nấm da đầu có thể do không được vệ sinh sạch sẽ hoặc khi tóc còn ẩm ướt đã đi ngủ.
Hoặc khi tuyến bã nhờn hoạt động quá mức tạo môi trường cho các vi khuẩn, nấm sinh sôi gây viêm da đầu cũng là một trong những nguyên nhân khiến tóc bị yếu, rụng nhiều. Bên cạnh việc tóc rụng nhiều, bạn sẽ thấy một số biểu hiện đi kèm như: da đầu bị ngứa, nhiều gàu, khô, tróc vảy,….

2.6. Thiếu chất trong cơ thể
Trong cuộc sống bận rộn ngày nay, nam giới ngày càng ít quan tâm đến sức khỏe bản thân, thường xuyên bỏ bữa hoặc ăn uống không điều độ, vô hình trung khiến cơ thể bị thiếu chất, mất cân bằng dinh dưỡng. Không đủ để cung cấp dưỡng chất nuôi dưỡng tóc, khiến tóc ngày càng yếu dễ rụng. Kết hợp với căng thẳng, áp lực từ công việc khiến tình trạng rụng tóc ngày càng nghiêm trọng.
3. Một số cách chăm sóc, ngăn ngừa tóc rụng
Hói là điều không ai mong muốn nên khi thấy tóc có tình trạng rụng nhiều, bạn hãy bắt đầu thay thói thói quen sinh hoạt để có được kết quả tốt nhất mà không phải dùng đến các biện pháp điều trị tốn kém.
- Chế độ ăn uống: bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể, ăn uống đúng giờ, không bỏ bữa. Hãy đảm bảo thực đơn hàng ngày cung cấp đủ các chất: Sắt, Protein, Vitamin A, B, E,…Vừa bổ sung năng lượng cho một ngày dài hoạt động, vừa đảm bảo dưỡng chất nuôi tóc. Đồng thời, bạn cũng cần tăng cường uống nước, uống ít nhất 2 lít nước lọc mỗi ngày. Hạn chế bia rượu, thuốc lá vì các chất kích thích này sẽ ngăn cản quá trình phát triển của tóc.
- Giảm căng thẳng: việc loại bỏ căng thẳng, mệt mỏi đang gặp phải cũng là một cách để hạn chế rụng tóc, lấy lại sức khỏe cho bản thân. Bạn có thể giải tỏa bằng các bài tập thể dục, yoga, thiền,…sau khi kết thúc giờ làm để cơ thể để thư giãn tối đa.
- Thay đổi cách gội đầu: hãy gội đầu 2- 3 lần/ tuần bằng các loại dầu gội dịu nhẹ với da đầu. Khi gội đầu, hãy kết hợp massage da đầu nhẹ nhàng để làm sạch da dầu, tránh viêm nhiễm, kích thích lưu thông máu, mọc tóc.
- Đi gặp bác sĩ: nếu bạn bị rụng tóc do các bệnh lý, di truyền thì bạn nên đi gặp các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và có những biện pháp thích hợp.
4. Điều trị tóc yếu dễ rụng ở nam giới
Khi tóc đã trở nên yếu, rụng nhiều, tạo ra những mảng thưa tóc, hói thì bạn có thể tham khảo một số biện pháp điều trị dưới đây
4.1. Sử dụng thuốc điều trị tóc yếu dễ rụng
Một trong những cách để điều trị rụng tóc là sử dụng thuốc. Các bác sĩ có thể kê một số loại thuốc điều trị rụng tóc như:
+ Thuốc bôi, xịt vào vùng tóc rụng: minoxidil, corticoid,…
+ Thuốc bôi, xịt toàn thân (dùng trong một số trường hợp có dấu hiệu rụng cả lông): finasteride, dutasteride, corticoid steroid…
+ Thuốc ức chế miễn dịch: methotrexate
Tuy nhiên, các thuốc này sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn: kích ứng, ngứa, mẩn đỏ, teo da, bong vảy, cao huyết áp, rối loạn nhịp tim,…Vì vậy, người dùng phải tuyệt đối tuân thủ theo liều lượng chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa khi sử dụng.
4.2. Cấy tóc
Cấy tóc là một thủ thuật y khoa xâm lấn nhằm giúp tóc mọc lại ở vùng da đã mất do rụng tóc. Các bác sĩ sẽ chuyển nang tóc của chính bệnh nhân từ vùng nhiều tóc sang vùng bị hói.
Phương pháp cấy tóc này thường rất tốn kém, thời gian hồi phục lâu và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm: nhiễm trùng, chảy máu, sẹo,… nếu chọn phải chỗ làm không uy tín.

4.3. Lăn kim, tiêm vi điểm
Phương pháp lăn kim hoặc tiêm vi điểm sẽ tiêm vào da dầu các chất như: Biotin, Copper Tripeptide-1, ATP, Ginkgo Biloba… nhằm kích thích mọc lại tóc. Phương pháp này được đánh giá là mang lại hiệu quả cho người dùng sau 2- 3 tháng thực hiện. Các sợi tóc mỏng, nhỏ sẽ mọc lại từ vùng da đầu bị hói. Để có được hiệu quả như mong muốn, người bệnh sẽ phải thực hiện liệu trình nhiều lần, mỗi lần cách nhau khoảng 2- 4 tuần.
Tuy nhiên, phương pháp này cũng sẽ gây ra những tổn thương vi điểm trên da đầu nên khi thực hiện, đòi hỏi phải tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn và hướng dẫn chăm sóc da dầu sau khi tiêm. Quá trình hồi phục sau đó, các bác sĩ có thể kê cho người bệnh các loại thuốc xịt tại chỗ, toàn thân hoặc các phương pháp khác để tăng hiệu quả cho quá trình điều trị.
4.4. Liệu pháp ánh sáng
Hiện tại, liệu pháp ánh sáng laser năng lượng thấp (LLLT) chưa thể xác định rõ cơ chế chính xác nhưng liệu pháp này đã mang lại nhưng hiệu quả ban đầu, có thể áp dụng đối với cả nam và nữ. Liệu pháp này giúp kích hoạt tế bào mầm chân tóc và tế bào sừng nang tóc, giúp tóc mọc trở lại, cải thiện đáng kể mật độ tóc. Người bệnh cũng cần kiên trì thực hiện liệu pháp trong vòng 26 tuần.
Trên đây là tất cả giải đáp cho vấn đề tóc yếu dễ rụng ở nam giới. Mong rằng qua bài viết này, nam giới sẽ có cho mình những cách bảo vệ mái tóc để luôn giữ được sự tự tin, phong độ.