Một số tác hại của phấn rôm khi bôi lên mặt?

Việc bôi phấn rôm lên mặt là một trong những cách làm đẹp tiện lợi được nhiều chị em bày nhau sử dụng. Tuy nhiên, cách làm đẹp này có tốt không, dưới đây là một số quan điểm về phấn rôm bao gồm, tác hại của phấn rôm khi bôi lên mặt và một số công dụng của phấn rôm cho da. Qua đây hy vọng bạn có thêm kiến thức để quyết định có nên sử dụng phương pháp làm đẹp này không.

Công dụng của việc bôi phấn rôm lên mặt

Công dụng của phấn rôm
Công dụng của phấn rôm

Trong thời gian gần đây phương pháp bôi phấn rôm lên mặt để giúp đẹp da là một phương pháp được nhiều chị em phụ nữ sử dụng rộng rãi. Phương pháp này sở dĩ nổi lên như một trào lưu trong nước ta nói riêng cũng như thế giới nói chung bởi được các blogger Hàn Quốc giới thiệu.

Trước khi đi phân tích công dụng của phấn rôm các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về thành phần của nó. Phấn rôm có dạng bột trắng trong đó thành phần bao gồm: muối axit, muối kẽm, bột Talc,… Những thành phần này được nhiều người đánh giá cao bới tác dụng hút ẩm. Qua đó, ngoài tác dụng để bôi lên mặt thì nó còn có tác dụng giữ màu son môi, trị mùi hôi cơ thể, giảm đau xước cánh tay, gót chân và các tình trạng tóc bị bết dính.

Ban đầu công dụng chính của phấn rôm là để các trẻ em bị rôm sảy sử dụng bởi công dụng hút ẩm mà các thành phần trong phấn rôm mang lại giúp da của trẻ thêm khô thoáng.

Tuy nhiên, theo thời gian nhiều người biến tấu sử dụng phấn rôm như một loại mỹ phẩm, chủ yếu do các nguyên nhân sau.

Phấn rôm có tác dụng trị mụn đầu đen

Nhiều chị em thường bảo rằng phấn rôm có công dụng trị mụn đầu đen vô cùng hiệu quả, chỉ cần mỗi ngày kiên nhẫn pha phấn rôm cùng nước hoa để tạo thành hỗn hợp sệt sau đó thoa lên mặt, kiên trì theo phương pháp khoảng 4 – 5 lần thì mụn đầu đen nhanh chóng sẽ bị đánh bay.

Ngoài ra, công dụng này còn tác dụng lên các loại mụn khác như mụn viêm, mụn bọc. Sau quá trình sử dụng kiên trì các loại mụn sẽ nhanh chóng tan biến cùng các cơn đau nhứt. Đây là công dụng của phấn rôm được nhiều bạn nữ yêu thích.

Lý giải cho công dụng của phấn rôm được nhiều nhà khoa học giải thích, là do tính chất hút ẩm cực kì tốt. Vì thế, mà sau khi sử dụng phấn rôm kiểm soát lượng dầu nhờn của da cực kì tốt. Ngoài ra, phấn rôm còn có tác dụng làm khô cồi mụn, làm dịu mụn và nhanh chóng loại bỏ nốt mụn và không để lại sẹo thâm.

Công dụng hút dầu nhờn dư của phấn rôm

Đặc trưng thời tiết nóng bức của nước ta là nóng nực, nên khiến nhiều cô nàng để dầu nhờn trên mặt. Vì vậy, để chấm dứt tình trạng này các bạn nữ thường bôi phấn rôm lên mặt giúp giảm tình trạng khá hiệu quả. Cách làm khá đơn giản chỉ cần dùng cọ thấm một ít phấn rôm sau đó thoa lên mặt.

Cách làm này được nhiều chị em phụ nữ áp dụng bởi ngoài giảm dầu nhờn thì có thể giữ được lớp trang điểm trên cơ thể.

Công dụng thay thế phấn nền của phấn rôm

Phấn rôm hiện nay còn được nhiều chị em sử dụng như 1 loại phấn trang điểm thay thế các loại phấn nền hoặc phấn lót. Phương thức này được khá nhiều bạn nữ có làn da dầu áp dụng, bởi công dụng nâng tone nhẹ nhàng lại không bị lem trôi khi da tiết nhiều mồ hôi.

Hỗ trợ làm dịu da sau khi cạo mặt

Nhiều người thường có thói quen cạo lông mặt tại nhà, và một điều tất yếu là phương pháp này làm rát do lưỡi dao là xước da. Chưa kể nếu cạo sai thì rất có thể gây ra tình trạng nang lông và làm lông mọc ngược. Do đó, để làm giảm tình trạng trên và làm dịu da thì nhiều chị em thường sử dụng phấn rôm để thoa lên mặt sau khi cạo. Với phương pháp đơn giản này có thể làm dịu da và giúp da mặt trở nên mềm và mịn hơn.

Bên cạnh những mặt tốt thì phấn rôm luôn tồn tại những mặt xấu có thể ảnh hưởng đến cơ thể nếu sử dụng thái quá phấn rôm hay sử dụng không đúng cách.

Một số tác hại khôn lường của phấn rôm khi bôi lên mặt

Tác hại của phấn rôm khi dùng để thoa lên mặt
Tác hại của phấn rôm khi dùng để thoa lên mặt

Như đã nói ở trên thành phần hoá học của phấn rôm bao gồm: Bột talc, muối canxi, muỗi kẽm, chất béo và các thành phần hoá học tạo mùi khác.

Trong đó bột Talc là một dạng khoáng chất có thành phần chính  Silicate magnesium ngậm nước.

Theo các nghiên cứu gần đây có 2 loại bột talc là có mi-ăng và không có mi-ăng. Trong đó thành phần talc có mi-ăng thì gây hại cho sức khỏe cơ thể, loại không có mi-ăng thì được FDA (Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm của Mỹ) chứng nhận là an toàn để sử dụng. 

Bột talc không có mi-ăng là loại bột được dùng trong công nghiệp thực phẩm mỹ và một số loại thuốc.

Trong thời gian gần đây và do sự xuất hiện của các phương tiện truyền thông nên trào lưu dùng phấn rôm bôi lên mặt được phổ biến rộng rãi, có nhiều cuộc khảo sát xung quanh tại sao người dùng lại tin tưởng thoa phấn rôm lên mặt, câu trả lời được nhận lại nhiều nhất là phấn rôm là sản phẩm cho bé nên an toàn đối với mọi người sử dụng.

Đây là một quan điểm vô cùng sai lệch, phấn rôm tuy là thực phẩm tốt nhưng lạm dụng thường xuyên thì sẽ mang lại nhiều nguy cơ tiềm ẩn cho làn da và sức khỏe. Trong 2 năm gần đây nhiều quan điểm cho rằng, phấn rôm là nguyên nhân gây nên ung thư buồng trứng ở nữ.

Ngoài ra, tiến sĩ người mỹ Daniel Cramer cho hay, ít nhất 10,000 phụ nữ bị ung thư buồng trứng do tiếp xúc trực tiếp trong quá trình bôi phấn rôm lên da bé. Tuy nhiên, các quan điểm trên lại bị bác bỏ bới các chuyên gia pháp lý và chuyên gia y dược hàng đầu ở Anh.

Hiện nay các nhà khoa học chưa dám đưa ra các khẳng định chính xác nhất xoay quanh những tác hại của phấn rôm đối với sức khỏe của chị em. Nếu thật sự bôi phấn rôm lên mặt, đem lại ảnh hưởng xấu cho sức khỏe làn da rất có thể đó là phấn rôm có thành phần talc có mi-ăng.

Có nên bôi phấn rôm lên mặt hay không?

Có nên sử dụng phấn rôm?
Có nên sử dụng phấn rôm?

Với các quan điểm trên thật sự mà nói tác hại của phấn rôm chưa rõ ràng, không thể nói nó an toàn tuyệt đối và cũng không thể nói nó nguy hiểm tuyệt đối. Vì vậy, chỉ có thể kết luận các bạn có thể sử dụng phấn rôm nhưng hạn chế một số trường hợp phấn rôm có thành phần talc có mi-ăng nếu không sẽ rất hại cho sức khỏe làn da.

Ngoài ra, chị em khi sử dụng phấn rôm thì cũng không nên sử dụng thường xuyên, cụ thể một tuần chỉ nên dùng từ 2 – 3 lần.

Hy vọng với những quan điểm trên, các bạn có thể hình dụng được cụ thể những tác hại mà công dụng phấn rôm mang lại. Hiện nay các nghiên cứu về phấn rôm chưa được làm rõ nên chị em nếu muốn sử dụng thì đừng nên sử dụng thường xuyên.