Trẻ bị khản tiếng phải làm sao? 5 cách bác sĩ khuyến nghị

Khản tiếng là hiện tượng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là vào thời điểm giao mùa hoặc những ngày trời trở lạnh. Khản tiếng thường không gây nguy hiểm hiểm cho trẻ, nhưng trong một số trường hợp, khản tiếng có thể gây ra những tổn thương không thể phục hồi. Vậy khi trẻ bị khản tiếng phải làm sao?

1. Khản tiếng có gây nguy hiểm cho trẻ em không?

Khản tiếng ở trẻ có thể đến từ nhiều nguyên nhân. Nếu trẻ bị khản tiếng do la hét, quấy khóc nhiều thì sẽ không gây nguy hiểm cho trẻ. Và hiện tượng này sẽ biến mất sau một vài ngày khi trẻ được nghỉ ngơi và hạn chế sử dụng dây thanh âm.
Khản tiếng do thay đổi thời tiết sẽ xuất hiện nhiều ở những trẻ sau 6 tháng tuổi. Bởi sau 6 tháng tuổi, bé sẽ không bú mẹ hoàn toàn nữa mà chuyển qua ăn dặm. Lúc này bé sẽ mất dần miễn dịch từ mẹ, nên thời tiết xung quanh sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến bé, đặc biệt là với hệ hô hấp.
Tuy nhiên, nếu trẻ bị khản tiếng do các tác động từ môi trường tiêu cực bên ngoài, do các bệnh lý hoặc do di truyền thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để được tư vấn và có những biện pháp chữa trị kịp thời, tránh để lại những hậu quả nghiêm trọng về sau. Trong trường hợp xấu nhất, trẻ có thể sẽ bị hạt xơ dây thanh, teo cơ dây thanh, polyp thanh quản,…

Trẻ bị khản tiếng do la hét, quấy khóc

2. Trẻ bị khản tiếng phải làm sao? 5 cách chữa hiệu quả

Nếu trẻ chỉ bị khản tiếng do la hét, thay đổi môi trường thì mẹ có thể tham khảo những cách chữa khản tiếng tại nhà cho bé dưới đây mà không cần dùng đến thuốc.

2.1. Súc miệng với nước muối thường xuyên

Nước muối có thành phần chủ yếu là Natri Clorua, có tác dụng kìm hãm sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh cho đường hô hấp. Việc súc miệng với nước muối đều đặn mỗi ngày sẽ giúp làm giảm đau rát cổ họng, hạn chế các vấn đề răng miệng.
Cách thực hiện
– Pha loãng 9g muối với 1 lít nước hoặc sử dụng nước muối sinh lý
– Cho trẻ ngậm 1 ngụm nước muối vừa đủ trong miệng
– Ngửa cổ lên cho đến khi nước muối chạm cổ họng thì dùng hơi đẩy ra tạo thành những tiếng “khò khò” rồi nhổ nước nuối ra.
– Lặp lại 2- 3 lần như vậy
– Cuối cùng, súc miệng lại với nước để loại bỏ hoàn toàn nước muối còn sót lại.

Súc miệng bằng nước muối giúp giảm khản tiếng

2.2. Sử dụng quất hấp đường phèn để trị khản tiếng cho trẻ

Quất hay còn gọi là tắc, là một loại quả rất đỗi quen thuộc trong căn bếp của mỗi nhà. Từ lâu, quất đã được biết đến là một loại quả chứa nhiều tinh dầu, vitamin C, có tác dụng hỗ trợ kháng khuẩn, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Bởi vậy, khi nhà có trẻ bị khản tiếng, quất hấp đường phèn sẽ là lựa chọn thích hợp bởi nó rất dễ làm, lại an toàn và không cần phải sử dụng thuốc kháng sinh mà vẫn đem lại hiệu quả rõ rệt
Cách thực hiện:
– Sử dụng 2- 3 quả quất (có thể dùng quất hơi chín để giảm độ đắng), bổ đôi, giữ nguyên hạt. Cho quất vào bát cùng một ít đường phèn.
– Hấp cách thủy quất và đường phèn trong 15- 20 phút.
– Sau khi hỗn hợp nguội là có thể dụng được. Ngậm quất đã hấp cùng đường phèn trong miệng, nuốt từ từ nước. Dùng liên tục trong 3 ngày để thấy được hiệu quả rõ nhất.

Sử dụng quất hấp đường phèn để trị khản tiếng cho trẻ

2.3. Trẻ bị khản tiếng phải làm sao? Sử dụng nước chanh mật ong

Chanh và mật ong đều có tác dụng rất tốt trong việc kháng viêm, chống oxy hóa. Khi trẻ bị khản tiếng phải làm sao? Một cốc nước chanh mật ong mỗi ngày sẽ làm dịu cổ họng, giảm tình trạng đau buốt và cải thiện tình trạng khản tiếng ở trẻ.
Cách thực hiện:
– Chuẩn bị nguyên liệu rất đơn giản, chỉ cần: 1 cốc nước ấm, 1 quả chanh, 2 thìa mật ong nguyên chất
– Vắt lấy nước cốt chanh, hòa tan cùng ấm và thêm mật ong mà mẹ đã có 1 ly nước chanh mật ong cho bé rồi
Mẹ lưu ý: cách này chỉ áp dụng với trẻ từ 1 tuổi trở lên để tránh nguy cơ ngộ độc hoặc dậy thì sớm do mật ong.

2.4. Lá hẹ hấp đường phèn hỗ trợ giảm khản tiếng rất tốt

Có thể mẹ chưa biết, trong hẹ có chứa nhiều Allicin- đây là chất kháng sinh tự nhiên rất tốt, giúp ngăn ngừa sự tấn công của các vi khuẩn gây bệnh. Không chỉ vậy, trong hẹ cũng chứa nhiều vitamin C, có tác dụng tăng sức đề kháng, hỗ trợ phục hồi các tổn thương của đường hô hấp.
Cách thực hiện:
– Hẹ mua về sẽ được rửa sạch, ngâm với nước muối cho sạch rồi để khô, ráp nước
– Sau đó cắt khúc hẹ và cho vào bát. Thêm đường với tỷ lệ 100g hẹ với 50g gam đường phèn
– Hấp cách thủy hỗn hợp hẹ và đường trong 15- 20 phút
– Sau khi hỗn hợp đã nguội bớt, mẹ có thể chắt nước cho bé uống hoặc cho bé ăn cả cái và nước (đối với trẻ trên 1 tuổi)
– Sử dụng đều đặn mỗi ngày sau bữa ăn để thấy tình trạng khản tiếng của bé được cải thiện rõ rệt

Lá hẹ hấp đường phèn hỗ trợ giảm khản tiếng rất tốt

2.5. Trà gừng- Cách chữa khàn tiếng cho trẻ

Khi bé bị khản tiếng, đi kèm ho đờm, viêm họng thì trà gừng là biện pháp trị dứt điểm, hiệu quả nhất. Gừng có tác dụng giảm viêm, kháng khuẩn tốt, bảo vệ đường hô hấp, tránh không cho vi khuẩn, virus có hại xâm nhập.
Cách thực hiện:
– Sử dụng gừng tươi, rửa sạch, cạo vỏ, giã nhuyễn.
– Cho vào khoảng 250ml nước sôi với 1 củ gừng
– Đợi nguội, chắt lấy phần nước gừng rồi cho bé uống
Mẹ lưu ý, với trẻ sơ sinh thì chỉ cần vài thìa nhỏ là đủ cho 1 lần dùng. Còn với các bé đã lớn thì có thể cho bé uống 1 cốc mỗi ngày. Nếu bé không uống hết được trong 1 lần thì mẹ có thể chia nhỏ thành nhiều lần uống trong ngày.

3. Khi nào cần đưa trẻ bị khản tiếng đi gặp bác sĩ?

Nếu trẻ có những biểu hiện bất thường như khản tiếng như bị quá lâu. Đồng thời quan sát thấy trẻ phải tiếp xúc với môi trường độc hại, có nhiều khói thuốc hoặc với chất dị ứng thì cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để khám để được chẩn đoán chính xác. Cha mẹ cần lưu ý khi thấy trẻ bị khản tiếng trên 7 ngày, đi cùng theo đó là những biểu hiện như:
– Đau họng kéo dài, ho liên tục nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm.
– Trẻ khó nuốt khi ăn, nuốt nước bọt cũng đau, mất cảm giác ngon miệng.
– Trẻ sốt cao, ngạt mũi, thở khò khè, cổ họng có nhiều đờm.
Bằng việc kiểm tra họng và các xét nghiệm liên quan, các bác sĩ sẽ tìm ra được nguyên nhân vấn đề và có cách chữa trị phù hợp với từng bé, từng độ tuổi.

Khi trẻ bị khản tiếng kèm các biểu hiện khác thì mẹ cần đưa bé đi khám

Hầu hết các tổn thương về day thanh hoặc các nguyên nhân gây khản tiếng thông thường thì sẽ không gây nguy hiểm cho trẻ. Nhưng cha mẹ không nên quá chủ quan, nhầm lẫn và bỏ qua bệnh. Mong rằng qua bài biết này, cha mẹ đã có thêm cho mình những hành trang kiến thức để khi trẻ bị khản tiếng phải làm sao. Mong cho mỗi thiên thần của cha mẹ đều lớn lên thật khỏe mạnh.